Truy cập nội dung luôn
Đăng nhập

Thông tin chung về xã Bình Thành

2021-08-09 09:35:00.0

Xã Bình Thành là vùng đất “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược có nhiều cơ quan, đơn vị của Trung ương và quân đội đóng quân trên địa bàn, đã được nhân dân các dân tộc Bình Thành bảo vệ và nuôi dưỡng như: Văn Phòng Trung ương Đảng ở Đồng Vượng, Cơ quan Bộ Tổng tư lệnh ở Làng Nập, Cục Quân Nhu, (Tổng cục Cung cấp, nay là Tổng cục Hậu cần) và Trường Đảng Nguyễn Ái Quốc ở Làng Luông, Bộ thông tin liên lạc Làng Pháng, cơ sở in Báo Cứu quốc ở Thanh Bần, Ban Giao Thông Thống Nhất Trung ương ở Bản Là, Bộ thương binh xã hội ở Làng Đầm, Tổng bộ Việt Minh ở Làng Nập. Những năm gần đây nhiều cơ quan, đơn vị đã trở về nguồn, thăm lại chiến khu xưa, một số cơ quan đơn vị đã đặt bia ghi nhớ. Có thể nói ở Bình Thành mỗi cánh rừng, con suối, nẻo đường đều in dấu chân của lãnh tụ Hồ chí Minh và các đồng chí Võ Nguyên Giáp, Trường Chinh, Lê Đức Thọ, Lê Văn Lượng Hoàng Quốc Việt, Văn Tiến Dũng và nhiều cán bộ Cao Cấp Của Đảng và Nhà nước ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Những di tích lưu lại trên mảnh đất này mãi mãi là niềm tự hào của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc xã Bình Thành, Với công lao to lớn ấy, ngày 24 tháng 6 năm 2005 Đảng và Nhà nước đã phong tặng danh hiệu cao quý “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân” trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp cho Đảng bộ và nhân dân xã Bình Thạnh,

Tiếp nối truyền thống vẻ vang của mình, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhân dân các dân tộc Xã Bình Thành tích cực thực hiện khẩu hiệu “vừa sản xuất vừa chiến đấu đóng góp sức người, sức của cho miền Nam, góp phần cùng nhân dân cả nước đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ, giành lại đất nước thu về một mối, cả nước thống nhất và đi lên chủ nghĩa xã hội.

Ngày nay trong sự nghiệp đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, nhân dân các dân tộc xã Bình thành đã và đa vi lên bảng chính nội lực của mình, thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, nhằm nâng cao đời sống vật chất và tính thu của nhân dân, phấn đấu vì mục tiêu dân giàu nước xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Xã Bình Thành có diện tích tự nhiên 28,71 km², đông giáp xã Bộc Nhiêu, tây giáp xã Phú Đình, nam giáp xã Minh Tiến (huyện Đại Từ), bắc giáp xã Sơn Phú.

Địa hình Bình Thành là một thung lũng khá rộng thấp dần từ tây bắc xuống đông nam. Quá trình kiến tạo của tự nhiên và do tác động của con người đã hình những cánh đồng lớn, nhỏ, xen kẽ đối thấp và những cánh rừng già. Đất đai màu mỡ đây là cơ sở tốt để nhận triển kinh tế nông nghiệp với thế mạnh là cây lúa cây chè và chăn nuôi đại gia súc.

Rừng và đất rừng chiếm 65% diện tích tự nhiên. Từ năm 1960 trở về trước nơi đây là những cánh rừng đại ngàn quanh năm xanh tốt, chứa đựng nhiều tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng có nhiều loài động vật quý như hổ, gấu, hươu, nai và các loài chim, chóc. Thực vật có nhiều loại gỗ quý như Dồi, De, Lim, Lát; Vàng Tà... cùng với Nứa, Giang, Vầu là nguồn nguyên liệu cung cấp cho xây dựng nhà cửa và sinh hoạt hàng ngày của nhân dân. Ngoài ra rừng Bình Thành còn có nhiều cây, cỏ là nguồn dược liệu quý dùng làm thuốc nam chữa bệnh cho nhân dân trong vùng. Từ năm 1970 đến những năm 1985 do việc quản lý, khai thác rừng chưa hợp lý, nên rừng bị tàn phá nhiều làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái. Từ năm 1990 trở lại đây được Đảng, Nhà nước quan tâm đưa các dự án trồng rừng, bảo vệ rừng về xã và triển khai đến từng xóm, bản. Việc giao đất, giao rừng cho từng hộ nhân dân quản lý, đã hạn chế rất nhiều tình trạng chặt phá, khai thác rừng bừa bãi. Các vùng đất trống đồi núi trọc đã được phủ xanh.

Bình Thành có 6 nhánh suối chính, tất cả đều nhập vào một dòng tạo thành một con suối lớn chảy từ bắc xuống nam chia đất đai Bình Thành thành hai khu rõ rệt. Khu vực phía Tây có suối Nà Muối cùng một nhánh nhỏ bắt nguồn từ Khuôn Tát (Thác 7 tầng Phú Đình) gặp nhau ở Bản Là, chảy vòng lên phía bắc, qua Đồng Vượng, men theo các chân đồi thấp, cắt chéo từ tây bắc xuống đông nam, đến Đồng Tô chảy thăng theo hướng bắc nam, càng xuôi xuống dòng suối càng rộng tạo thành con suối lớn là đầu nguồn của dòng Sông Công chảy qua Đại Từ đổ vào Hồ Núi Cốc huyền thoại. Ba dòng suối nhỏ khác đều bắt nguồn từ núi Hồng ở ba khu vực Hồng Thái, Làng Pháng, Sơn Tiến chảy theo hướng tây bắc xuống đông nam và nhập vào suối chính ở địa phận Cây Coóc, Đồng Đình và Thàn Mát. Khu vực phía Đông có hai suối. Suối thứ nhất chảy từ Sơn Phú theo hướng Bắc nam qua xóm Đồn gặp suối lớn ở Đồng Tô. Suối thứ hai nhận nước từ các khe rạch ở Bộc Nhiêu chảy sang hợp lưu ở chân núi Khau Loộng theo hướng đông tây cũng gặp suối chính ở Cây Coóc. Theo hướng chảy của các dòng suối ta dễ dàng nhận thấy thung lũng Bình Thành là một lòng chảo dồn tụ đất phù sa màu mỡ, có hệ thống khe, suối phân bố đều ra khắp vùng, lưu lượng nước lớn, độ ẩm cao, là yếu tố thuận lợi giữ cho môi trường sinh thái được cân bằng, là nguồn nước cung cấp cho sản xuất nông nghiệp và đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nhân dân. Tuy nhiên đồng đất Bình Thành cao hơn nhiều so với lòng suối nên gặp khó khăn trong việc đưa nước vào đồng ruộng, mặt khác vào mùa mưa nước từ các triền núi cao dồn xuống gây ra lụt lội ảnh hưởng không ít đến mùa màng và giao thông đi lại của người dân. Về giao thông, từ đầu thế kỷ XIX Quảng Nạp là cửa ngõ phía nam của huyện Định Hóa, giao lưu với cá vùng, con đường xe ngựa được mở thông từ Thái nguyên lên Chợ Chu chạy qua xã Quảng Nạp. Khi thực dân Pháp đặt ách thống trị lên vùng núi Định Hóa, chúng mở con đường 38 từ Quốc lộ 3 vào Chợ Chu qua hướng Phố Ngữ (ở km 31). Đồng thời cũng mở rộng đường dân sinh Hùng Sơn, Phú Minh (Đại Từ) Quảng Nạp - Chợ Chu để lưu thông hàng hóa và vơ vét tài nguyên, hành quân lùng sục ngăn cản phong trào cách mạng ảnh hưởng đến vùng đất chiến lược này. Còn các con đường liên xóm, bản đều là đường mòn, có đường tắt vượt qua khe, suối đi lại gặp nhiều khó khăn. qua bờ ruộng, bờ mương,

Năm 1946 khi Định Hóa được Trung ương Đảng, Bác Hồ chọn làm ATK Thủ đô kháng chiến của cả nước, Bình Thành là một trong những địa bàn có nhiều cơ quan, đơn vị đóng quân, do nhu cầu đi lại, liên lạc giữa các cơ quan với địa  phương, nhiều đường mòn mới được mở ra để phục vụ cuộc kháng chiến, kiến quốc. Các con đường từ Bình Thành xuyên rừng vượt qua Sơn Phú lên các xã phía bắc như Chợ Chu, Lam Vì sang Chợ Mới  Bắc Kạn lên biên giới Việt Trung. Từ Bình Thành qua Phú Đình sang Tân Trào (Tuyên Quang) qua Phú Lương, Đại Từ về Thái Nguyên hoặc vượt Đèo Khế đến Tuyên Quang nối liền mạng lưới giao thông thông suốt.

III. Địa lý

3.1. Vị trí địa lý:

Xã Bình Thành là một xã miền núi nằm ở phía nam của huyện Định Hóa cách trung tâm huyện Định Hóa 20 Km. Ranh giới hành chính xã Bình Thành có vị trí địa lý như sau:

- Phía Đông giáp: Xã Bộc Nhiêu - Định Hoá, Xã Phúc Lương, huyện Đại Từ.

- Phía Tây giáp: Xã Phú Đình - Định Hoá, xã Minh Tiến, huyện Đại Từ.

- Phía Nam giáp: Xã Minh Tiến, huyện Đại Từ.

- Phía Bắc giáp: Xã Sơn Phú, huyện Định Hoá.

3.2. Đặc điểm dân cư:

Xã Bình Thành có 14 xóm gồm 1418 hộ với 5522 nhân khẩu. Do đặc điểm địa hình bị chia cắt, diện tích rộng nhân dân các dân tộc trong địa bàn xã sống không tập trung, dân cư thưa thớt, trình độ dân trí của người dân còn có những hạn chế. Là một xã còn nghèo, đời sống vật chất, tinh thần của người dân còn hạn chế do đó tệ nạn xã hội luôn có những diễn biến phức tạp như trộm cắp, mua bán và sử dụng ma túy.... Nhưng nhân dân các dân tộc trong xã Bình Thành có truyền thống yêu nước, đoàn kết, luôn thực hiện tốt các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; người dân có tinh thần cảnh giác trước những âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch, có tinh thần cao trong việc Phòng chống các loại tội phạm, tệ nạn xã hội, đoàn kết cùng nhau xây dựng Nông thôn mới. 

3.2. Địa hình

Là xã có địa hình tương đối phức tạp, phần lớn là đồi núi chiếm trên 90% diện tích tự nhiên phân bố trên toàn xã, xen kẽ là những cánh đồng lòng chảo tạo nên địa hình nhấp nhô lượn sóng, do địa hình có khác biệt như vậy nên hạn chế rất lớn đến sản xuất nông lâm nghiệp của nhân dân trong xã, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung.

3.4. Khí hậu

Xã Bình Thành là một xã miền núi, khí hậu mang tính chất đặc thù của vùng nhiệt đới gió mùa, hàng năm được chia thành hai mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, nhiệt độ cao, Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, mùa này thời tiết lạnh, có những đợt gió mùa Đông Bắc cách nhau từ 7 đến 10 ngày, mưa ít thiếu nước cho cây trồng vụ Đông. Lượng mưa trung bình của 1 năm khoảng từ 1.600 mm đến 1.800 mm/năm. Độ ẩm trung bình cả năm từ 81 - 83%.

Nhìn chung khí hậu thời tiết của xã Bình Thành mang đặc trưng của miền núi phía Bắc thích hợp cho sự phát triển đa dạng về sinh học, phù hợp cho phát triển nhiều loại cây trồng khác nhau: Cây ăn quả, cây chè, cây lâm nghiệp, cây lương thực...

Về Thủy văn:  Nguồn nước phục vụ sản xuất hiện nay rất phong phú vị trí của xã được thiên nhiên ưu đãi có thượng nguồn sông Công chảy qua, ngoài ra còn có các Hồ, Đập chứa nước và các ao hồ nhỏ trong toàn xã, đầy là nguồn nước chính phục vụ cho sản xuất.

Nguồn nước phục vụ sinh hoạt: Toàn xã hiện nay 90% dùng nước giếng khơi.. Mực nước ngầm trung bình có độ sâu từ 15-20m, còn lại 10% dùng nước giếng khơi đây là nguồn nước sạch đảm bảo chất lượng phục vụ cho sinh hoạt của nhân dân.

3.5 Tài nguyên, khoáng sản

- Các nguồn tài nguyên đất:

Do tác động chủ đạo của nhiều yếu tố như địa hình, đá mẹ, khí hậu, thực vật, hoạt động sản xuất của con người…nên đã hình thành nhiều loại đất khác nhau.

Xã Bình Thành có tổng diện tích đất tự nhiên là: 2.844,62 ha với thành phần các loại đất chính sau:

Căn cứ theo kết quả số liệu kiểm kê đất đai năm 2019, thực hiện phụ lục số 01, ban hành theo Thông tư số 02/2017/TT-BXD ngày 01 tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn về quy hoạch xây dựng nông thôn, với thành phần các loại đất chính sau:

+ Đất nông nghiệp:tổng diện tích đất nông nghiệp của xã là 2.666,60 ha chiếm 93,74% tổng diện tích đất tự nhiên, cơ cấu như sau: Đất trồng lúa (gồm: đất chuyên trồng lúa nước, đất trồng lúa nước còn lại, đất trồng lúa nương): 336,42 ha chiếm 11,83%  tổng diện tích đất tự nhiên. Đất trồng trọt khác (Đất trồng cây hằng năm khác, đất trồng cây lâu năm) 456,22 ha chiếm 16,04% tổng diện tích đất tự nhiên. Đất rừng sản xuất 1.583,10 ha chiếm 55,65% tổng diện tích đất tự nhiên; Đất nuôi trồng thủy sản: 88,34 ha chiếm 3,11% tổng diện tích đất tự nhiên.

+ Đất xây dựng: 198,34 ha chiếm 4,60% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó:

+Đất ở : 53,37 ha chiếm 1,88% so với diện tích đất tự nhiên.

+ Đất công cộng (gồm: Đất xây dựng trụ sở cơ quan, đất xây dựng cơ sở y tế, đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo (chỉ tính đất các công trình phục vụ cấp xã); đất xây dựng cơ sở văn hóa (không bao gồm các công trình kinh doanh văn hóa) đất sinh hoạt cộng đồng; đất chợ, điểm bưu điện – văn hóa xã): 4,09 ha chiếm 0,14% so với diện tích đất tự nhiên.

+ Đất cây xanh, thể dục, thể thao: 1,26 ha chiếm 0,04% so với diện tích đất tự nhiên.

+ Đất tôn giáo, danh lam thắng cảnh, di tích, đình đền: 2,35 ha chiếm 0,08% so với diện tích đất tự nhiên.

+ Đất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề: 0,12 ha.

+ Đất hạ tầng kỹ thuật: 61,22 ha chiếm 2,15% so với diện tích đất tự nhiên, trong đó: Đất giao thông: 57,38 ha chiếm 2,02% so với diện tích đất tự nhiên; Đất nghĩa trang, nghĩa địa: 3,78 ha chiếm 0,13% so với diện tích đất tự nhiên; Đất hạ tầng kỹ thuật khác: 0,06 ha; Đất hạ tầng phục vụ sản xuất (gồm đất thủy lợi; đất phi nông nghiệp khác (kho, trạm, trại…): 8,44 ha chiếm 0,30% so với diện tích đất tự nhiên.

+ Đất khác: Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng: 37,48 ha chiếm 1,32% so với diện tích tự nhiên; Đất chưa sử dụng (gồm: đất bằng chưa sử dụng, đất đồi núi chưa sử dụng, núi đá không có rừng cây): 9,70 ha chiếm 0,34% so với diện tích tự nhiên.

- Tài nguyên nước: Nguồn nước phục vụ cho sản xuất và đời sống của nhân dân trong xã được khai thác từ hai nguồn nước mặt và nước ngầm, cụ thể: Nguồn nước mặt trên địa bàn xã Bình Thành chủ yếu từ nguồn nước các Hồ, đập, suối, ao.... Nguồn này chủ yếu phục vụ cho sản xuất; Nguồn nước ngầm là nguồn nước chính được sử dụng trong sinh hoạt của người dân trong xã, được khai thác từ nước giếng đào, giếng khoan, nước tự chảy.

- Tài nguyên rừng: Theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2019, diện tích đất lâm nghiệp của xã là 1.785,62ha chiếm 62,77% diện tích đất tự nhiên toàn xã, trong đó rừng sản xuất 1.583,10 ha, đất rừng đặc dụng 202,52 ha. Công tác khoanh nuôi rừng, bảo vệ và trồng mới rừng đã được chính quyền và nhân dân quan tâm, chương trình 135, dự án tăng cường phục hồi rừng bằng phương thức nông lâm kết hợp được nhân dân hưởng ứng thực hiện và đã đạt được những kết quả đáng kể.Bên cạnh việc khoanh nuôi, bảo vệ rừng, người dân còn tập trung chăm sóc và khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên rừng. Trong những năm gần đây, rừng đã chiếm vị trí quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế xã và việc nâng cao thu nhập của ngýời dân cũng nhý bảo vệ môi trường.

IV. Lịch sử phát triển: Như mục 2 của phần I.

V. Kinh tế

Bình Thành  thuộc vùng miền núi phía bắc của huyện Định Hóa, nền kinh tế xã còn nghèo, chậm phát triển.

Tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn xã trong năm 2020 mặc dù gặp nhiều khó khăn, chịu tác động, ảnh hưởng lớn từ đại dịch COVID-19 gây ra nhưng dưới sự quan tâm lãnh đạo của các cấp, các ngành, sự nỗ lực cố gắng của toàn thể hệ thống chính trị; sự điều hành linh hoạt, quyết liệt của UBND xã đã tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp một cách tích cực, đồng bộ để phấn đấu thực hiện hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020; do đó tình hình phát triển kinh tế - xã hội ổn định, an sinh xã hội, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm, các hoạt động chỉ đạo, điều hành đạt kết quả quan trọng, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã lần thứ XXIV đã đề ra.

1. Về sản xuất nông nghiệp - sản lượng lương thực:

-  Cây lương thực có hạt:

  + Về diện tích gieo cấy: 448 ha/452 ha đạt  99,1% so với kế hoạch giao. Tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2020  đạt 2.449,3/ 2.529 tấn, đạt 96.8% so với KH huyện giao,trong đó: Sản lượng thóc là: 2.384/2.437 tấn đạt 97.8% so với KH huyện giao; ngô 65,33/93 tấn đạt 70,2% KH huyện giao.

2. Về sản xuất chè, chăn nuôi, thuỷ sản:

2.1. Chè:

- Tổng diện tích trồng chè: 18,476 ha/18ha đạt 102,6% so với kế hoạch giao.

Trong năm 2020 UBND xã chỉ đạo nhân dân chăm sóc, thu hái với năng suất đạt 13,5 tấn/ha, sản lượng đạt 3,024,9  tấn/3.000 tấn đạt  100,8% so với kế hoạch huyện giao.

2.2. Chăn nuôi:

- Tổng đàn trâu:  245/470 con đạt 52,1% so với kế hoạch gia.

- Tổng đàn bò: 108/205 con đạt 52,7% so với kế hoạch giao.

- Tổng đàn Lợn:  1148 /1.700 con đạt 67,5 % so với kế hoạch giao.

- Tổng đàn gia cầm:  52.000 con/32.000 con đạt 162,5% so với kế hoạch giao.

 2.3. Thuỷ sản:

+ Về diện tích thả cá: 60 ha/60ha đạt100% so với kế hoạch giao.

+ Về sản lượng: 116,3/115 tấn đạt 101,1% so với kế hoạch giao.

2.4. Về công tác Lâm nghiệp:  

Quản lý tốt công tác bảo vệ và phát triển rừng. Thực hiện khoán bảo vệ rừng là 167,7 ha; Tỷ lệ che phủ rừng là 67,7%, đạt 102,6%KH. Về trồng rừng: cây keo nhân dân tự trồng được 46 ha; cây quế đã thiết kế và cấp giống quế để nhân dân trồng được 4,85/5ha, đạt 97%KH.

3. Công tác xây dựng Nông thôn mới:

Năm 2022 xã đạt 13/19 tiêu chí xây dựng NTM gồm các tiêu chí sau: Quy hoạch, Giao Thông, Thủy Lợi và Phòng chống thiên tai, Điện, Trường học,  Nhà ở dân cư, Thu nhập, Lao động, Giáo dục và Đào tạo, Y tế, Văn hóa, Quốc phòng an ninh, Hệ thống Chính trị và tiếp cận pháp luật.

Tiếp tục phấn đấu hoàn thành các tiêu chí chưa đạt đến năm 2023 đạt 19/19 tiêu chí nông thôn mới, Giai đoạn 2021 – 2025 (gồm các tiêu chí sau: Cơ sở vật chất Văn hóa; Thông tin và Tuyền thông. Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn;  Nghèo đa chiều, Tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn, Môi trường và an toàn thực phẩm, Giai đoạn 2021 – 2025 đạt từ 2- 3 xóm đạt nông thôn mới kiểu mẫu trở lên.

4. Về tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ

Tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ có nhiều chuyển biến, các ngành nghề được phát triển, như: cơ khí nhỏ, dịch vụ sửa chữa, sơ chế lâm sản, xây dựng, vận tải…tạo nhiều việc làm ổn định và tăng thu nhập cho nhân dân. Giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ năm 2020 là 6,3/6,2 tỷ đồng = 101.6%KH.

5. Tài chính - ngân sách

Công tác quản lý ngân sách được thực hiện đúng quy định năm 2020 kết quả như sau: tổng thu:11.121.077.529đồng/7.247.000.000 đồng, đạt 153,5%KH, trong đó tổng thu trong cân đối: 263.603.013đồng/185.504.000 đồng[1], đạt 142,1%KH, thu trợ cấp: 10.182.445.500/6.611.496.000 đồng, đạt 154%KH và thu quản lý qua ngân sách: 675.029016/450.000.000 đồng, đạt 150%KH; tổng chi: 9.033.200.507đồng/6.730.000.000 đồng, đạt 134,2%KH.Hoạt động tín dụng trên địa bàn ổn định, đảm bảo nhu cầu vay vốn của người dân.

6. Công tác Địa chính – Xây dựng

6.1. Quản lý tài nguyên – môi trường

Làm tốt công tác quản lý đất đai, tài nguyên thiên nhiên và môi trường trên địa bàn, cụ thể: Tiếp nhận và giải quyết công việc liên quan đến quản lý đất đai cho nhân dân là 335 hồ sơ[2]; Thực hiện triển khai lấy ý kiến của nhân dân về địa điểm xây dựng Chợ Nông thôn mới xã Bình Thành và tham mưu cho UBND xã trình HĐND xã kỳ họp thứ 10 ra Nghị quyết phê duyệt địa điểm xây dựng chợ, tên chợ và sử dụng nguồn thu đóng góp của nhân dân để hỗ trợ giải phóng mặt bằng chợ nông thôn mới xã Bình Thành.

Thường xuyên quan tâm chỉ đạo công tác vệ sinh môi trường trên địa bàn xã. Tỷ lệ người dân sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh là 100/100%, đạt 100% KH; tỷ lệ hộ gia đình nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh là 77/75%, đạt 102,7%KH.

6.2. Xây dựng cơ sở hạ tầng:

Tích cực tuyên truyền giải phóng mặt bằng địa điểm xây dựng chợ Nông thôn mới; giải phóng mặt bằng cho các công trình xây dựng trong năm; quan tâm quản lý và thực hiện các công trình xây dựng cơ bản.

Tiến độ giải ngân trong năm 2020 giải ngân được: 4.486.146.000/ 4.486.146.000 đ đạt 100% kế hoạch giao.

7. Du lịch: Di tích trường Đảng Nguyễn Ái Quốc có rất nhiều tiềm năng để phát triển du lịch “ Về nguồn” tại đây đã được đón tiếp các đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng và nhà nước, các học viên của các lớp cao cấp lý luận chính trị… đến tham quan, học tập. Mỗi năm di tích đón tiếp khoảng 500 lượt khách đến tham quan, học tập, tuy vậy nhưng tiềm năng để phát triển du lịch còn rất hạn chế.

VI. Văn hóa, nghệ thuật

- Văn học và Nghệ thuật: Không có.

- Khảo cổ: Không có.

- Lễ hội: Không có.

- Ẩm thực: Không có.

- Di tích, di sản, danh thắng: Trên địa bàn xã Bình Thành hiện nay có 9 di tích lịch sử trong đó có 3 di tích đã được công nhận và Xếp hạng, 02 di tích cấp Quốc gia là di tích trường Đảng Nguyễn Ái Quốc ở xóm Làng Luông, di tích Văn Phòng Trung ương Đảng tại xóm Thành Vượng, 01 di tích cấp tỉnh là di tích Ban giao thông liên lạc Trung ương tiền thân của ngành Thông tin và Truyền thông ở và làm việc trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân pháp (1947-1954). Còn lại 6 di tích chưa được xếp hạng vẫn đang tiếp tục đề nghị cấp trên công nhận, xếp hạng. Với ý nghĩa lịch sử to lớn ấy năm 2019 di tích như Trường Đảng Nguyễn Ái Quốc đã được Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh quan tâm đầu tư xây dựng và phục chế lại giống như thời kỳ đầu khi trường mới được thành lập, tổng diện tích của quần thể di tích trường Đảng Nguyễn Ái Quốc rộng hơn 900m2. Năm 2020 di tích Văn phòng Trung ương Đảng, di tích Ban giao thông liên lạc Trung ương cũng được quan tâm đầu tư xây dựng.

VII. Văn hóa – xã hội, Lao động

  • Giáo dục và đào tạo:

Trong những năm vừa qua xã đã thực hiện đẩy mạnh xã hội hóa về giáo dục, hàng năm duy trì được 100% con em đến độ tuổi đều được đến trường, Trường mầm non, trường Tiểu học, trường THCS đều đạt chuẩn quốc gia. Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục trung học cơ sở đạt 100%. Đội ngũ giáo viên đã đủ về mặt số lượng, chuẩn hóa về đào tạo, số lượng giáo viên, hoc sinh giỏi ngày càng tăng.

- Y tế : Năng cao về chất lượng khám chữa bệnh và tinh thần phục vụ của thầy thuốc, thường xuyên tổ chức các chương trình khám, chữa bệnh, phát thuốc miễn phí cho các đối tượng chính sách nhân dịp kỷ niệm ngày thương binh liệt sỹ người người có công với cách mạng. Đảm bảo việc chăm sóc sức khỏe, khám sức khỏe định kỳ, tiêm chủng cho trẻ em. Thực hiện việc cho trẻ em uống Vitamin A vào ngày 01/6 cho trẻ em trong độ tuổi từ 6 đến 36 tháng tuổi. Tổ chức  Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế: 18,1%;  số bác sỹ 06/5519 vạn dân; số giường bệnh 10 /5519 nhân khẩu.

- Thể dục thể thao:

Tập trung xây dựng đời sống, lối sống và môi trường văn hóa lành mạnh. Thực hiện tốt phong trào xây dựng đời sống văn hóa sâu rộng trong nhân dân; xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội; phát triển rộng khắp các phong trào văn hoá, văn nghệ quần chúng; bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ, các di tích lịch sử, văn hoá gắn với phát triển du lịch. Tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất lượng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá"; chú trọng chất lượng trong việc xây dựng các đơn vị, gia đình văn hóa. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền; nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của văn hóa đối với phát triển kinh tế - xã hội,

Xã có sân vận động thể thao rộng 12.000m2 là nơi tổ chức các hoạt động thể dục thể thao của toàn xã. Năm 2020 UBND xã tổ chức 02 giải thi đấu môn Bóng chuyền hơi có 5 cơ quan, đơn vị và 5 xóm tham gia thi đấu thu hút đông đảo tầng lớp nhân dân tham gia thi đấu, cổ vũ, tổ chức giao lưu cầu lông với các xã Minh Tiến, Đức Lương của huyện Đại Từ. Tổ chức tham gia thi đấu các giải thể thao do UBND huyện tổ chức như: Bóng chuyền hơi, Cờ tướng – Bóng bàn, giải cầu lông, tham gia thi chạy việt dã. Trên địa bàn xã hiện có 11/14 xóm, 5/5 cơ quan có sân bóng chuyền hơi.

- An sinh xã hội và xóa đói giảm nghèo:

Huy động tốt các nguồn lực xã hội, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nêu cao tinh thần trách nhiệm cộng đồng trong việc chung tay xây dựng nông thôn mới; thực hiện lồng ghép các chương trình, biện pháp giảm nghèo bền vững, phù hợp với đặc thù trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. xây dựng, hỗ trơ nhiều mô hình đa dạng hoá sinh kế, hỗ trợ vốn sản xuất, nông cụ sản xuất, chuyển đổi nghề, cây giống con giống, vật nuôi đối với các hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn.

  Thực hiện tốt các chế độ chính sách đối với thương bệnh binh, gia đình liệt sĩ, người có công với cách mạng, tổ chức thăm hỏi tặng quà nhân kỷ niệm các ngày lễ tết đối với người có công trong năm. Mở rộng phát triển nhiều ngành nghề khác nhau, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động trên địa bàn xã, giúp tăng thêm thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo. Tỉ lệ người dân tham gia bảo hiểm xã hội là 350/5519 người, đạt 6,3%.

- Lao động, việc làm:

Trong nhưng năm qua  UBND xã đã phối hợp với trung tâm giáo dục nghề nghiệp – GDTX tổ chức mở các lớp đào tạo nghề như: mô hình trồng nấm, chăn nuôi gà, sử dụng thuốc thú y trong chăn nuôi đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Đây là một nội dung quan trọng trong việc bồi dưỡng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực xã hội nói chung và cũng bảo đảm yêu cầu giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Đối với lao động nông thôn, đào tạo nghề là tiền đề tạo cơ hội việc làm và xúc tiến việc làm, góp phần nâng cao vị thế và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Trện địa  bàn xã số người trong độ tuổi lao động 4654/5519, tỉ lệ lao động đã qua đào tạo 35%; tỉ lệ thất nghiệp 0.

VIII. Cải cách hành chính

Tiếp tục được quan tâm, kỷ cương kỷ luật hành chính được chỉ đạo tăng cường, công tác kiểm soát TTHC, rà soát TTHC được thực hiện theo quy định của cấp trên, thực hiện tốt cơ chế một cửa, một cửa liên thông và đạt được những kết quả tích cực. Kết quả đánh giá chấm điểm chỉ số CCHC năm 2020 xã Bình Thành và thực hiện tốt trong công tác CCHC, xếp thứ 2/23 xã, Thị trấn (xếp loại tốt) được UBND huyện đánh giá cao.

IX. Ngoại giao, an ninh, quốc phòng

Địa bàn xã Bình Thành là xã miền núi, nằm ở phía Nam của huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên, cách trung tâm huyện khoảng 20 km, có đường tỉnh lộ 264 đi qua, có vị trí địa lý: phía bắc giáp xã Sơn Phú, phía đông giáp xã Phú Đình, phía Tây giáp xã Bộc Nhiêu, phía Nam giáp xã Minh Tiến và xã Phúc Lương huyện Đại Từ. Về giao thông Bình Thành có trục đường 264 đi qua là tuyến đường nối giữa hai huyện Định Hóa và Đại Từ tạo điều kiện cho việc sinh hoạt đi lại, lưu thông hàng hóa dễ dàng.

X. Hành chính

- Xã Bình Thành được chia thành 14 xóm: Bản Là, Bình Tiến, Đầm Thị, Đồn, Đồng Coóc, Đồng Đình, Hồng Thái, Làng Luông, Làng Nập, Phố, Quyết Tiến, Sơn Pháng, Thành Vượng, Vũ Hồng.

- Về hệ thống chính trị gồm:

1. Đảng ủy

- Tổng số Đảng viên 281 đồng chí.

- Ban chấp hành Đảng bộ gồm 11 đồng chí.

- Ban Thường vụ gồm 03 đồng chí.

2. Hội đồng nhân dân

- Tổng số đại biểu HĐND khóa XX nhiệm kỳ 2021 – 2026: 20 đồng chí. Cơ cấu Số người trúng cử: 20

  •  Về cơ cấu người trúng cử:

+ Nữ 05 người, chiếm 25,00%

+ Dân tộc thiểu số 16 người, chiếm 80,00%

+ Trẻ tuổi 11 người, chiếm 55,00%

+ Tái cử 15 người, chiếm 75,00%

+ Tôn giáo 0 người, chiếm 0%

+ Ngoài Đảng 01 người, chiếm 5,00%

+ Trình độ chuyên môn dưới đại học 13 người, chiếm 65,00%; đại học 07 người, chiếm 35,00%.

+ Trình độ lý luận dưới trung cấp 10 người, chiếm 50,00%; trung cấp 10 người, chiếm 50,00%

- Về thành phần người trúng cử:

+ Công tác tại cơ quan Đảng 02 người, chiếm 10,00%

+ Công tác tại cơ quan chính quyền 04 người, chiếm 20,00%

+ Công tác tại cơ quan Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên 04 người, chiếm 20,00%

+ Công tác tại các cơ quan, đơn vị khác 10 người, chiếm 50,00%

3. Ủy ban nhân dân

- Nhiệm kỳ 2021- 2026 gồm 04 đồng chí là thành viên UBND.

- Có  trình độ đại học 03, cao đẳng  0 đồng chí, có 10 đồng chí có trình độ trung cấp. Có 0 đồng chí nữ, có 04 đồng chí có trình độ trung cấp lý luận chính trị.

- Có 01 Chủ tịch UBND và 01 Phó Chủ tịch UBND.

4. Các tổ chức đoàn thể:

4.1. Mặt trận tổ quốc:

- Tổng số ủy viên ủy ban MTTQ có 32 ủy viên, trong đó có 08 tổ chức thành viên, có 14 trưởng ban công tác mặt trận.

- Mặt trận tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội, và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp. Thường xuyên kết hợp với các thành viên của mặt trận thống nhất chương trình hành động, quy chế phối hợp triển khai thực hiện tốt các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, các quy định của địa phương tới toàn thể Đảng viên, đoàn viên, hội viên.

4.2. Hội phụ nữ: 

- Hội có 901 hội viên, Ban chấp hành có 10 người và có 14 chi hội.

- Tình hình hoạt động: Nhìn chung 14 chi hội hoạt động tốt sinh hoạt theo quý, thực hiện tốt các phong trào thi đua và 6 nhiệm vụ trọng tâm của hội. Cuối năm có 4 chi hội hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, 10 chi hội hoàn thành tốt nhiệm vụ, không có chi hội yếu kém.

4.3. Hội nông dân: 

- Tổng số hội viên nông dân hiện nay 810 , trong đó ủy viên ban chấp hành 9 đồng chí, có 14 chi hội.

- Tình hình hoạt động chung:

Hội viên của 14 chi hội hoạt động tốt, phòng trào thi đua sản xuất kinh doanh giỏi các cấp có 664 hộ đăng ký tham gia, 100% hộ gia đình hội viên nông dân đăng ký đạt gia đình văn hóa.

Về tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ Hội cơ sở năm 2023 được 15 lượt người tham gia, có 1 đồng chí tham gia cấp tỉnh, Hội Phối hợp tập huấn khoa học kỹ thuật cho 84 lượt hội viên tham gia.

Hội phối hợp với ngân hàng CSXH huyện Định Hóa và Quỹ hỗ trợ của Hội nông dân tỉnh Thái nguyên cho hội viên vay vốn phát triển sản xuất kinh tế được hơn 10 tỷ hiện nay hoạt động rất tốt và không có nợ quá hạn, nợ khoanh.

4.4. Hội cựu chiến binh: 

Hội Cựu chiến binh xã Bình Thành hiện có 323 hội viên; sinh hoạt tại 14 chi hội, nông thôn. Ban Chấp hành Hôi CCB xã nhiệm kỳ 2022 - 2027 gồm11 ủy viên ban chấp hành.

Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của cấp ủy Đảng, sự quan tâm của Huyện Hội Định Hóa, sự phối hợp chặt chẽ với chính quyền và các ban ngành đoàn thể địa phương. Tình hình tư tưởng hội viên thanh niên ổn định, công tác giáo dục chính trị tư tưởng được chú trọng thực hiện qua nhiều hình thức, mặt trận đoàn kết tập hợp thanh niên được mở rộng, nhiều hội viên ưu tú được giới thiệu cho Đảng xem xét kết nạp. Hội CCB xã đã tập trung huy động lực lượng, tổ chức các hoạt động tình nguyện tại chỗ, tham gia xây dựng nông thôn mới, vệ sinh môi trường, các hoạt động an sinh xã hội,… tạo hiệu quả thiết thực, có tính lan tỏa, được hội viên và nhân dân ủng hộ.

4.5. Đoàn thanh niên: 

Đoàn Thanh niên xã Bình Thành hiện có 110 đoàn viên; sinh hoạt tại 18 chi đoàn, trong đó có 14 chi đoàn nông thôn, 4 chi đoàn cơ quan, trường học. Ban Chấp hành Đoàn xã nhiệm kỳ 2022 - 2027 gồm 9 ủy viên.

Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của cấp ủy Đảng, sự quan tâm của Huyện đoàn Định Hóa, sự phối hợp chặt chẽ với chính quyền và các ban ngành đoàn thể địa phương. Tình hình tư tưởng đoàn viên thanh niên ổn định, công tác giáo dục chính trị tư tưởng được chú trọng thực hiện qua nhiều hình thức, mặt trận đoàn kết tập hợp thanh niên được mở rộng, nhiều đoàn viên ưu tú được giới thiệu cho Đảng xem xét kết nạp. Đoàn xã đã tập trung huy động lực lượng, tổ chức các hoạt động tình nguyện tại chỗ, tham gia xây dựng nông thôn mới, vệ sinh môi trường, các hoạt động an sinh xã hội,… tạo hiệu quả thiết thực, có tính lan tỏa, được đoàn viên, thanh niên và nhân dân ủng hộ.

 

 

 

Khánh Hiệu
Văn phòng

Thống kê truy cập

Đang truy cập: 1

Tổng truy cập: 1416328